Phòng tránh lây nhiễm cho trẻ nhỏ và người cao tuổi khi trong nhà có người mắc Covid-19

24/04/2023

Nhiều người mắc COVID-19 chỉ có triệu chứng nhẹ và thường tự khỏi bệnh ở nhà. Trong trường hợp người nhiễm sống chung với gia đình, rất khó để phòng tránh lây lan vi-rút cho người khác. Sau đây là một số bí quyết về cách xử lý khi bạn hay một thành viên khác trong gia đình mắc COVID-19.

1. Tiêm phòng

Tất cả thành viên trong gia đình đều đã được tiêm vaccine ít nhất là 2 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc lại. Theo hướng dẫn mới của WHO về việc tiêm chủng vaccine phòng  COVID-19 thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi nữa sau 6-12 tháng kể từ lần tiêm trước cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm: Người cao tuổi, người lớn với bệnh nền nặng như tiểu đường, bệnh tim, những người có bệnh lý miễn dịch, kể cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

2. Phòng bệnh

Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có vắc-xin nào bảo vệ tuyệt đối, và nếu bạn hoặc 1 người trong nhà mắc Covid 19 thì rất dễ lây lan ra cả nhà. 

Hãy trao đổi với các thành viên gia đình về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp phần ngăn chặn vi-rút lây lan. Những biện pháp phòng tránh dịch trong hộ gia đình có người mắc như sau : 

Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết. Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan vi-rút.

Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm (người ốm cũng phải đeo khẩu trang). 

Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người ốm.

Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh hoạt chung (ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh) được thông thoáng (bằng cách mở cửa sổ). 

Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà phòng và nước nóng.Vệ sinh, khử khuẩn những bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc hàng ngày. Sau mỗi lần người ốm sử dụng đồ dùng cá nhân, hãy đeo găng tay (nếu có) để vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm. 

Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp an toàn như sau: 

  • Đeo găng tay (nếu có) khi giặt đồ của người ốm. 
  • Giặt đồ bằng xà phòng hoặc nước giặt và nước ở nhiệt độ ấm nhất có thể và sấy khô quần áo hoàn toàn – cả hai bước này nhằm tiêu diệt vi-rút.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn ngay sau khi giặt đồ xong. 

3. Cần làm gì nếu bạn đổ bệnh
Nếu bạn dương tính với COVID-19, hãy ở nhà. Nếu tình trạng của bạn xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó thở, hãy gọi điện ngay cho cơ sở y tế. 

Nếu bạn là người chăm sóc duy nhất cho con và người cao tuổi, hãy xem xét xem ai có thể chăm sóc cho gia đình nếu bạn trở bệnh nặng đến mức không thể làm điều đó. Lý tưởng nhất, người chăm sóc thay thế đó nên là người không có nguy cơ diễn biến nặng nếu mắc COVID-19. 

Hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng. 
Cố gắng ở phòng riêng nếu có thể, hoặc cách những người xung quanh tối thiểu 1 mét. Giữ cho phòng ốc thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hết mức có thể.

Đeo khẩu trang vừa khít với khuôn mặt khi có người khác ở xung quanh. Sau khi sử dụng, cẩn thận tháo khẩu trang, tránh tiếp xúc với các bề mặt có khả năng nhiễm khuẩn cao trên khẩu trang. Thải bỏ khẩu trang vào một thùng/túi rác kín ngay sau khi sử dụng.
 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: