Ung thư tuyến giáp là bệnh gì và có chữa khỏi được không?

24/04/2023

Ung thư tuyến giáp chiếm 90% các bệnh ung thư tuyến nội tiết, đứng thứ 9 trong các loại ung thư ở phụ nữ và hoàn toàn có thể chữa khỏi vì đây là bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Tuyến giáp là gì
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng. Có chức năng tiết ra các hormon  chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Nếu thiếu hoặc thừa hormon tuyến giáp có thể gây ra những bệnh nguy hiểm: Bướu cổ, giãn buồng tim, suy tim, bệnh thần kinh ngoại biên, chứng phù niêm, vô sinh, dị tật bẩm sinh,…

Tuyến giáp của người bình thường so với người bị ung thư

2. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường ở các tế bào tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó: Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất, ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt.

Một điều may mắn là tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp: 

  • Hệ miễn dịch bị rối loạn: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sản sinh kháng thể bị suy giảm, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Do đó, hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp mà còn là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Nhiễm phóng xạ: Cơ thể có thể bị nhiễm phóng xạ từ bên ngoài khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc bị nhiễm vào bên trong cơ thể qua đường tiêu hóa và đường hô hấp do i-ốt phóng xạ. 
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,...) đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được gen nào dẫn tới sự di truyền này.
  • Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone: Phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với nam giới. Sự chênh lệch này là do yếu tố hormone đặc thù ở phụ nữ và quá trình mang thai đã kích thích quá trình hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp. Nhiều phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh, do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời kỳ thai nghén.
  • Tiền sử bệnh tuyến giáp: Những bệnh nhân bị bướu giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác. Hoặc những người đã từng mắc bệnh viêm tuyến giáp, dù đã điều trị khỏi nhưng nguy cơ tái phát bệnh rất cao.
  • Các yếu tố khác: bị thiếu i-ốt, uống rượu thường xuyên trong thời gian dài, thói quen hút thuốc lá, thừa cân béo phì,..tính chất gia đình và di truyền

4. Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp 
4.1. Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng sớm:

  • Xuất hiện u giáp trạng: U có đặc điểm cứng, bờ rõ, xuất hiện trên vùng cổ 
  • Xuất hiện hạch vùng cổ: Hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u

Triệu chứng muộn:

  • Khối u to, rắn, cố định trước cổ
  • Khàn tiếng, có thể khó thở
  • Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép
  • Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu

4.2. Chẩn đoán bằng thăm khám sức khỏe:

Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất để tầm soát ung thư tuyến giáp

  • Siêu âm 
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp CT
  • Chụp xạ hình

5. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

  • Phẫu thuật: cắt một thuỳ tuyến giáp hoặc cắt tuyến giáp hoàn toàn, tùy vào điều kiện và tình trạng khi phát hiện bệnh.
  • Liệu pháp iốt phóng xạ (131I): Liệu pháp iốt phóng xạ (131I) đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát ung thư tuyến giáp. Phương pháp này được phối hợp với phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
  • Thuốc ức chế Tyrosine Kinase: Thuốc ức chế Tyrosine Kinase nhắm vào những con đường tín hiệu tyrosine kinase, bao gồm các gen RET, RAF hoặc RAS protein kinase để giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Các thuốc được sử dụng điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hoá di căn và tiến triển là: Sorafenib, Lenvatinib,…
  • Liệu pháp hormone tuyến giáp: Người bệnh sau khi cắt bỏ tuyến giáp hoàn toàn sẽ được bác sỹ kê thuốc hormone tuyến giáp uống bù suốt đời. Ngoài việc bổ sung hormon tuyến giáp cho cơ thể, thuốc hormon tuyến giáp còn có tác dụng ức chế tế bào ung thư tuyến giáp tái phát.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: